Gắn bó với nghề phở lúc còn trẻ cho đến khi đã ở tuổi 90, cụ Cồ Việt Hùng miệt mài truyền nghề với mong muốn lưu giữ và tôn vinh thương hiệu phở Cồ.
Làng phở Vân Cù (Đồng Sơn, Nam Trực, Nam Định) được xem là cái nôi của nghề phở. Dòng họ Cồ nơi đây nổi tiếng từ đầu thế kỷ 20 với những gánh phở rong ruổi khắp các con ngõ nhỏ.
Nhớ ngày đầu bén duyên với nghề, cụ Cồ Việt Hùng cho biết, khó khăn lớn nhất là nguyên liệu hạn chế, việc buôn bán cũng vất vả, không được thuận lợi như ngày nay. Những người làm nghề như cụ phải mất cả ngày để hầm nước dùng, rồi mờ sáng quẩy đôi quang gánh với lỉnh kỉnh đồ nghề trên vai, rong ruổi khắp các con ngõ.
Vượt qua khó khăn đó, người dân làng nghề truyền thống vẫn miệt mài truyền nghề cho từng lớp con cháu với niềm tin lưu giữ và tôn vinh giá trị, thương hiệu phở của người Việt.
Lớp người trẻ làng Vân Cù ngày nay không chỉ kế thừa kỹ thuật và kinh nghiệm của những người đi trước mà còn có sáng tạo riêng, làm mới hương vị phở Vân Cù. Đơn cử như việc sử dụng tương ớt phở Chin-su. Bát phở nóng thơm mùi hồi, quế, thảo quả, tiêu, gừng hòa quyện cùng vị cay cay của loại tương ớt dành riêng cho phở kích thích vị giác của bất cứ ai.
Bác Cải (68 tuổi, Vân Cù, Nam Định) gắn bó với nghề phở đã lâu cũng thừa nhận, tương ớt phở Chin-su có hương vị đặc trưng riêng, hạn chế độ nồng của ớt tươi mà vẫn làm chiều lòng được vị giác của người dùng đặc biệt là giới trẻ.
Trong “Tour thăm làng phở Vân Cù” tại chuỗi sự kiện “Ngày của phở” diễn ra ngày 12/12, du khách được tham quan, trải nghiệm và lắng nghe những câu chuyện về làng phở truyền thống Vân Cù. Đồng hành cùng sự kiện – nhà tài trợ tương ớt phở Chin-su đã có những hoạt động tôn vinh nghệ nhân làng nghề.
Đại diện nhà tài trợ cho biết, những làng nghề truyền thống như phở Vân Cù cần được gìn giữ kết hợp với sáng tạo để phát triển lớn mạnh hơn. Đưa phở Việt đến gần hơn với bạn bè quốc tế cũng chính là một cách tri ân tốt đẹp dành cho các bô lão nghề phở của Việt Nam.
Tìm hiểu thêm sản phẩm tại đây.
Tuệ Minh